Bốn điều bạn cần biết về Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử
Bộ Y tế vừa xây dựng Infographic nêu 4 nội dung quan trọng trong Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 toàn quốc năm 2021-2022 - chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử. Đó là:
1, Mục tiêu của Chiến dịch:
2, Đối tượng được tiêm vắc xin:
3, Thời gian triển khai tiêm chủng:
4, Cổng thông tin tiêm chủng của Chiến dịch:
Sáng 10/7, Việt Nam chính thức phát động Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên phạm vi toàn quốc với mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường. Nước ta dự kiến tiêm cho khoảng 75 triệu người với trên 150 triệu mũi tiêm vào nửa cuối năm 2021, đầu năm 2022.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, chiến dịch lần này có quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng tại Việt Nam, có sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông và Giao thông Vận tải; Trung ương Đoàn Thanh niên CS HCM và các bộ, ngành khác.
Ban Chỉ đạo Chiến dịch được thiết lập để xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai trên quan điểm “tiêm nhanh nhất, nhiều nhất, rộng nhất, đảm bảo an toàn, hiệu quả, công bằng và công khai”.
“Bộ Y tế cùng các Bộ quyết tâm, nỗ lực để thực hiện hiệu quả, thành công chiến dịch tiêm chủng với phương châm “tiêm đến đâu an toàn đến đó”, “không bỏ phí bất cứ một liều vắc xin nào” và “không lãng phí bất cứ đồng nào từ Quỹ Vắc xin phòng, chống Covid-19 của Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định.
Bộ trưởng kêu gọi toàn thể người dân nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện phòng chống dịch, xác định việc tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng, đất nước.
Hải Nam
nguồn : face book phường Chánh Nghĩa " Chánh Nghĩa Quê Tôi"