Làm gì để trẻ không khóc khi đi nhà trẻ?

Thứ ba - 29/10/2019 10:20
Nhưng có một vấn đề mà không ít phụ huynh gặp phải là trẻ thường khóc và không chịu đi học. Hiện tượng này xảy ra ở tất cả các trẻ nên các bà mẹ thường chủ quan, cho rằng dần dần trẻ sẽ quen. Đó là một quan điểm hoàn toàn sai lầm, nếu hiện tượng đó chỉ diễn ra trong những ngày đầu cháu đi học (khoảng một tuần đầu) thì đó được coi là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu hiện tượng đó lại diễn ra trong một thời gian khoảng hơn một tuần tới 1 tháng thì khi đó phụ huynh cần có sự can thiệp.
Làm gì để trẻ không khóc khi đi nhà trẻ?

1. Tại sao trẻ khóc khoảng 1 tuần là bình thường?

Trong khoảng thời gian một tuần đầu, trẻ thường khóc và chúng ta vẫn thường nói là bởi vì trẻ lạ. Điều đó đúng! Bởi ở độ tuổi này, môi trường tiếp xúc của trẻ chỉ là gia đình và một số người thân quen. Nhưng khi trẻ bắt đầu đi học thì trẻ vào một môi trường hoàn toàn mới và buộc trẻ phải “thích nghi”. Tùy thuộc vào khả năng thích nghi và “độ dạn” của trẻ mà số ngày để trẻ “thích nghi” nhiều hay ít, nhưng thường thì chỉ trong vòng một tuần là trẻ quen được với môi trường lớp học.
 

2. Khi trẻ khóc vượt quá một tuần, phụ huynh nên làm gì?

Khi đi học được một tuần rùi mà trẻ vẫn khóc, điều đó chứng tỏ trẻ “nhát” và khả năng “thích nghi” thấp, chưa có khả năng hòa đồng với các bạn. Vậy phụ huynh nên làm gì?
Tìm nguyên nhân
Điều trước tiên phụ huynh cần hiểu rằng, việc trẻ “quá nhát” hay bị thụ động, hạn chế trong việc hòa đồng với bạn bè là do trong quá trình giáo dục trẻ ở nhà, có thể các bậc phụ huynh quá bao bọc con nên trẻ không có cơ hội để có thể phát triển các mối quan hệ với những người xung quanh, hoặc khu vực mà trẻ sống không có bạn cùng tuổi nên trẻ gặp khó khăn khi giao tiếp và chơi cùng các bạn cùng tuổi. Điều đó có thể lí giải cho việc vì sao mà các bậc phụ huynh thấy ở nhà trẻ hoạt bát, nghịch ngợm nhưng mà khi tới trường hoặc tới chỗ lạ trẻ lại chỉ bám riết lấy bố mẹ mà không chịu đi chơi hay theo ai.
Tiến hành thay đổi
-  Thay đổi phương pháp giáo dục con, cần tạo điều kiện cho trẻ có có cơ hội tiếp xúc với nhiều người xung quanh để trẻ mạnh dạn hơn. Cụ thể:

+ Giảm dần sự quan tâm của trẻ tới những người thân trong các buổi đi chơi, đi ra những nơi đông người mà hướng trẻ tham gia vào các hoạt động cần trẻ tham gia nhiều lĩnh vực khác.

+ Tập cho trẻ thói quen chủ động làm quen với các bạn khi thấy bạn mới bằng cách nhắc nhở “ con ra chơi với bạn đi”, nếu trẻ không tự đi thì phụ huynh cần dẫn trẻ tới và tự giới thiệu trẻ với bạn và yêu cầu trẻ làm lại vào lần sau.

Tóm lại: Khi đã tham gia vào môi trường xã hội, buộc trẻ phải thiết lập được các mối quan hệ xã hội, vì vậy mà các bậc phụ huynh cần rèn cho trẻ ngay từ đầu để trẻ không bỡ ngỡ và khóc suốt khi đi học mẫu giáo.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay569
  • Tháng hiện tại8,655
  • Tổng lượt truy cập1,627,608
Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây