NHỮNG DỊCH BỆNH THƯỜNG GẶP MÙA HÈ

Thứ hai - 13/07/2020 10:52
Mùa hè, với đặc điểm thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho nhiều vi sinh vật phát triển và gây bệnh, đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa và muỗi truyền bệnh, như: cúm, tay chân miệng, thủy đậu, tiêu chảy, sốt xuất huyết… Sức khỏe Hà Nam trân trọng giới thiệu một số bệnh thường gặp để người dân biết và chủ động phòng tránh.
NHỮNG DỊCH BỆNH THƯỜNG GẶP MÙA HÈ
NHỮNG DỊCH BỆNH THƯỜNG GẶP MÙA HÈ
Mùa hè, với đặc điểm thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho nhiều vi sinh vật phát triển và gây bệnh, đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa và muỗi truyền bệnh, như: cúm, tay chân miệng, thủy đậu, tiêu chảy, sốt xuất huyết… Sức khỏe Hà Nam trân trọng giới thiệu một số bệnh thường gặp để người dân biết và chủ động phòng tránh.
BỆNH CÚM
Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do vi rút cúm gây nên. Bệnh có khả năng lây lan nhanh và có thể gây dịch do hít phải các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bắn ra ngoài qua ho, hắt hơi. Bệnh thường tiến triển lành tính, có thể diễn biến nặng, gây tử vong, đặc biệt ở trẻ em, người già và người mắc bệnh mạn tính…
Tác nhân gây bệnh: vi rút cúm A, B và C, thường gặp các chủng A/H3N1, A/H3N2 và cúm B.
Triệu chứng lâm sàng: bệnh nhân có sốt trên 38oC, đau nhức cơ toàn thân và có một trong số các biểu hiện về hô hấp như: đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, khó thở…
Biện pháp phòng chống:
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao thể trạng.
- Tiêm văcxin cúm mùa phòng bệnh.
- Khi có triệu nghi ngờ mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử lý kịp thời.
TAY CHÂN MIỆNG
Bệnh tay chân miệng là bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, do trẻ chạm tay, chân vào nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh, sau đó đưa lên miệng. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
  Tác nhân gây bệnh: do vi rút đường ruột gây ra, thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).
  Triệu chứng lâm sàng: Đầu tiên trẻ thường sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng, sau 1 đến 2 ngày xuất hiện loét miệng và phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối và mông.
  Biện pháp phòng chống:
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng (trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay quần áo, tã và làm vệ sinh cho trẻ).
- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, vật dụng cho trẻ.
- Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn CloraminB 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.
- Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, thực hiện ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng. Không cho trẻ dùng chung vật dụng ăn uống, như: cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý đúng cách.
- Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh. Không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác. 
          BỆNH THỦY ĐẬU
Là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp do hít phải dịch tiết mũi miệng của người bệnh khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với dịch ở nốt phỏng bị vỡ, hoặc đồ chơi, vật dụng có dính virus gây bệnh. Bệnh thường tiến triển lành tính nhưng có thể có biến chứng nguy hiểm, như: nhiễm trùng vết phỏng, viêm não, viêm màng não, viêm phổi,.. nếu không được điều trị đúng cách.
Tác nhân gây bệnh: do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây ra. Loại virus này cũng là tác nhân gây ra bệnh zona ở người lớn.
Triệu chứng lâm sàng: dấu hiệu ban đầu thường gặp sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn. Sau đó xuất hiện các nốt ban đỏ trên da, các nốt này tiển triển thành các nốt mụn nước hình tròn, đường kính 1-3 mm, xuất hiện toàn thân, gây ngứa và rát. Mụn nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, khoảng 1 ngày sau trở nên đục như mủ và 2-3 ngày kế tiếp sẽ bị vỡ, rồi đóng vẩy.
Biện pháp phòng chống:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
- Thực hiện vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường. 
- Những trường hợp mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày, kể từ ngày bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho người xung quanh.
- Tiêm chủng ngừa vắc xin thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên là biện pháp phòng tránh thủy đậu hiệu quả và lâu dài nhất.
BỆNH TIÊU CHẢY
Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng, ba lần hoặc nhiều hơn ba lần mỗi ngày. Nguyên nhân do ăn phải thức ăn, nước uống có nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Bệnh có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người, sử dụng chung nguồn nước ăn uống, sinh hoạt.
  Tác nhân gây bệnh: Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng đường ruột; thường gặp là Campylobacter, salmonella, shigella, E.coli và Rotavirus.
  Triệu chứng lâm sàng: Đầy bụng, sôi bụng, tiêu chảy nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước (trong trường hợp bị bệnh tả: phân toàn nước đục như nước vo gạo; bệnh lỵ: phân nhầy máu mũi). Ngoài ra người bệnh còn thấy đau bụng; buồn nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt; biểu hiện tình trạng mất nước như: khát nước, da khô, hốc hác, mắt trũng, tiểu tiện ít…
  Các biện pháp phòng chống:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã, không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn chưa được chế biến và nấu chín, các thức ăn còn sống như gỏi cá, tiết canh, …; hạn chế tập trung ăn uống đông người trong vùng đang có dịch.
- Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, đặc biệt trong chế biến thực phẩm.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi. Không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ. Không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý để bón cây trồng.
- Khi có dấu hiệu tiêu chảy cấp, phải đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn điều trị kịp thời.
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra và có thể gây thành dịch. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, bệnh nhân có thể diễn biến nặng, sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
Tác nhân gây bệnh: do vi rút Dengue với 4 typ thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4
Triệu chứng lâm sàng: Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sốt và xuất huyết (xuất huyết dưới da dạng chấm, nốt, mảng…; xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi, chảy máu chân răng,..; xuất huyết nội tạng: nôn ra máu, đại tiện ra máu..), ngoài ra bệnh nhân thấy đau đầu, đau cơ, nhức hai hốc mắt….
Các biện pháp phòng chống:
Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy bằng cách: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt bọ gậy; thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ hàng tuần; thường xuyên thay nước bình hoa; tổ chức thu gom, loại bỏ, lật úp các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp xe cũ,....
- Phòng chống muỗi đốt: Mặc quần áo dài tay; ngủ trong màn kể cả ban ngày; dùng hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi; cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác….
- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
- Khi bị có dấu hiệu nghi mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.


                                                                  Thạc sỹ Nguyễn Thị Huế
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay391
  • Tháng hiện tại26,240
  • Tổng lượt truy cập1,618,081
Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây